Giới thiệu một số tài liệu về nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh
- Thứ năm - 02/05/2019 09:19
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ông luôn thể hiện là một vị tướng tài ba, quả cảm, có năng lực chỉ đạo toàn diện, nhạy bén trong vận dụng đường lối chính trị và nghệ thuật quân sự của Đảng.
Đại tướng Lê Đức Anh (tức Sáu Nam) sinh năm 1920 tại làng Bàn Môn, xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong một gia đình trung nông có truyền thống yêu nước. Ông mất ngày 22/4/2019 tại Hà Nội. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị các khóa V, VI, VII, VIII; nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII; nguyên Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (1986–1987); nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (1987–1991), nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 1992–1997.
Theo bản tóm tắt lý lịch của ông được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Hồ sơ 1161 thuộc Phông Phủ Thủ tướng, Mục lục 3 (giai đoạn 1954-1985), ông tham gia Mặt trận Bình dân ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên năm 1937 và trở thành Đảng viên chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 10/1938. Năm 1939, địch khủng bố, mất liên lạc nên ông vào Hội An, Đà Lạt, Thủ Dầu Một làm việc. Tháng 3/1944, ông phụ trách nghiệp đoàn Cao su ở Lộc Ninh, tỉnh Quảng Trị. Tháng 3/1945, ông chỉ huy đơn vị vũ trang (khoảng 90 người) ở Thủ Dầu Một. Tháng 8/1945-1951, ông tham gia Quân đội và giữ nhiều cương vị quan trọng: Trung đội trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn và Trung đoàn Chi đội 1; Tham mưu trưởng các Quân khu 7, Quân khu 8 và đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn; Tham mưu phó, quyền Tham mưu Trưởng Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Tháng 4/1952, ông ra Bắc công tác.
Từ năm 1955-1969, ông lần lượt giữ các chức vụ: Tham mưu trưởng Phân liên khu miền Đông; Cục phó Cục Tác chiến; Cục trưởng Cục Quân lực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam; Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh miền Nam; Ủy viên quân ủy miền; Tư lệnh Quân khu 9 – Phó Bí thư khu ủy. Năm 1974-1975, ông giữ chức Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh miền; Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh. Tháng 6/1974, ông được thăng quân hàm vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng. Năm 1976-1978, ông là Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Tư lệnh Quân khu 9 kiêm Chính ủy Quân khu 7, kiêm chỉ huy trưởng Cơ quan tiền phương của Bộ Quốc phòng ở mặt trận Tây Nam. Ông được thăng quân hàm Thượng tướng năm 1980. Năm 1981, ông được bổ nhiệm là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Camphuchia, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V bầu vào Bộ Chính trị (năm 1982). Ngày 21/12/1984, Ông cùng với Ông Lê Trọng Tấn được Hội đồng Nhà nước phong quân hàm Đại tướng
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ông luôn thể hiện là một vị tướng tài ba, quả cảm, có năng lực chỉ đạo toàn diện, nhạy bén trong vận dụng đường lối chính trị và nghệ thuật quân sự của Đảng. Trong thời bình, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch nước rồi Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông là nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng, có quan điểm tư tưởng đúng đắn, bản lĩnh quân sự vững vàng. Do những cống hiến to lớn của ông đối với sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất,... Năm 2018, Ông được tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.
Trong những ngày cả nước đang hướng tới kỷ niệm 44 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh, sự ra đi của ông đã để lại niềm tiếc thương vô hạn trong các tầng lớp nhân dân.
Xin giới thiệu thêm tài liệu về Ông.
Theo bản tóm tắt lý lịch của ông được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Hồ sơ 1161 thuộc Phông Phủ Thủ tướng, Mục lục 3 (giai đoạn 1954-1985), ông tham gia Mặt trận Bình dân ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên năm 1937 và trở thành Đảng viên chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 10/1938. Năm 1939, địch khủng bố, mất liên lạc nên ông vào Hội An, Đà Lạt, Thủ Dầu Một làm việc. Tháng 3/1944, ông phụ trách nghiệp đoàn Cao su ở Lộc Ninh, tỉnh Quảng Trị. Tháng 3/1945, ông chỉ huy đơn vị vũ trang (khoảng 90 người) ở Thủ Dầu Một. Tháng 8/1945-1951, ông tham gia Quân đội và giữ nhiều cương vị quan trọng: Trung đội trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn và Trung đoàn Chi đội 1; Tham mưu trưởng các Quân khu 7, Quân khu 8 và đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn; Tham mưu phó, quyền Tham mưu Trưởng Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Tháng 4/1952, ông ra Bắc công tác.
Từ năm 1955-1969, ông lần lượt giữ các chức vụ: Tham mưu trưởng Phân liên khu miền Đông; Cục phó Cục Tác chiến; Cục trưởng Cục Quân lực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam; Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh miền Nam; Ủy viên quân ủy miền; Tư lệnh Quân khu 9 – Phó Bí thư khu ủy. Năm 1974-1975, ông giữ chức Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh miền; Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh. Tháng 6/1974, ông được thăng quân hàm vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng. Năm 1976-1978, ông là Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Tư lệnh Quân khu 9 kiêm Chính ủy Quân khu 7, kiêm chỉ huy trưởng Cơ quan tiền phương của Bộ Quốc phòng ở mặt trận Tây Nam. Ông được thăng quân hàm Thượng tướng năm 1980. Năm 1981, ông được bổ nhiệm là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Camphuchia, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V bầu vào Bộ Chính trị (năm 1982). Ngày 21/12/1984, Ông cùng với Ông Lê Trọng Tấn được Hội đồng Nhà nước phong quân hàm Đại tướng
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ông luôn thể hiện là một vị tướng tài ba, quả cảm, có năng lực chỉ đạo toàn diện, nhạy bén trong vận dụng đường lối chính trị và nghệ thuật quân sự của Đảng. Trong thời bình, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch nước rồi Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông là nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng, có quan điểm tư tưởng đúng đắn, bản lĩnh quân sự vững vàng. Do những cống hiến to lớn của ông đối với sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất,... Năm 2018, Ông được tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.
Trong những ngày cả nước đang hướng tới kỷ niệm 44 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh, sự ra đi của ông đã để lại niềm tiếc thương vô hạn trong các tầng lớp nhân dân.
Xin giới thiệu thêm tài liệu về Ông.

Quyết nghị số 596 NQ/HĐNN7 của Hội đồng Nhà nước ngày 21/12/1984
thăng quân hàm từ cấp Thượng tướng lên Đại tướng cho đồng chí Lê Đức Anh
Phông Phủ Thủ tướng, ML3 giai đoạn 1954-1985, Hồ sơ 17582
thăng quân hàm từ cấp Thượng tướng lên Đại tướng cho đồng chí Lê Đức Anh
Phông Phủ Thủ tướng, ML3 giai đoạn 1954-1985, Hồ sơ 17582

Quyết định số 98KT/CTN của Chủ tịch nước CHXHCNVN ngày 29/12/1997 tặng thưởng Huân chương Sao vàng cho Đại tướng Lê Đức Anh.
Phông Chủ tịch nước/Văn phòng Chủ tịch nước giai đoạn 1997-2002, Hồ sơ 1985
Phông Chủ tịch nước/Văn phòng Chủ tịch nước giai đoạn 1997-2002, Hồ sơ 1985