Con dấu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Thứ hai - 31/08/2020 09:24
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Để giúp bạn đọc có thêm thông tin về lịch sử con dấu của Nhà nước Việt Nam (trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến năm 1976), bài viết xin giới thiệu một số văn bản quy định về việc quản lí, sử dụng con dấu của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ tài liệu lưu trữ.
“Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước”. (1)
“Con dấu: vật làm bằng gỗ, kim loại, cao su...; mặt dưới hình tròn, hoặc hình vuông, hoặc hình chữ nhật... theo những kích cỡ nhất định; có khắc chữ hoặc hình, được dùng in trên giấy tờ để làm bằng, làm tin trong quan hệ giao dịch giữa các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị vũ trang và tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. Con dấu được quản lí chặt chẽ từ việc khắc đến việc sử dụng”. (2)
Trong công tác văn thư, con dấu là một công cụ quan trọng để các cơ quan ban hành văn bản, để quản lý cơ quan và để khẳng định vị trí và tư cách pháp nhân của cơ quan. Hình con dấu (khắc tên cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp, hoặc đăng kí theo quy định của Nhà nước) được đóng trên chữ kí của người có thẩm quyền trong văn bản là một trong những thành phần thể thức bắt buộc của văn bản, đảm bảo tính chân thực và giá trị pháp lí của văn bản.
Trong nghiên cứu lịch sử, con dấu (hiện vật), hình dấu đóng trên văn bản (tài liệu lưu trữ) là nguồn sử liệu đáng tin cậy phục vụ cho nghiên cứu của các nhà sử học, bởi con dấu bảo đảm tính xác thực của văn bản/tài liệu, khẳng định quyền chủ sở hữu của văn bản và xác định niên đại của văn bản sản sinh ra trong các thời kì lịch sử khác nhau, đồng thời phản ánh tư tưởng chính trị, nghệ thuật, kĩ thuật chế tác và một phần nào đó là bức tranh sinh động về tổ chức nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử.
Ở Việt Nam, con dấu xuất hiện rất sớm trong lịch sử hình thành và phát triển của Nhà nước và được xác định là một phương tiện đặc biệt phục vụ cho việc quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Để giúp bạn đọc có thêm thông tin về lịch sử con dấu của Nhà nước Việt Nam (trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến năm 1976), bài viết xin giới thiệu một số văn bản quy định về việc quản lí, sử dụng con dấu của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ tài liệu lưu trữ. Trong đó, có các văn bản: quy định đặc điểm của con dấu công, phân biệt với con dấu của tư nhân (của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm đầu tiên); quy định việc sử dụng dấu hình Quốc huy và những cơ quan của Nhà nước được sử dụng dấu hình Quốc huy (từ ngày 01/9/1966); quy định việc quản lí và sử dụng con dấu của các cơ quan, xí nghiệp được thi hành thống nhất trong cả nước...
1. Thông tư số 246/NV/PC của Bộ trưởng Bộ Nội vụ kính gửi các ông Chủ tịch Ủy ban Hành chính Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ, thành phố Hà Nội (3)
Đặc điểm văn bản:
- Loại văn bản: Thông tư.
- Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụ, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Ngày ban hành: 26/9/1946.
- Thể thức đề kí: Thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Đại lý Thứ trưởng
- Người kí văn bản: Cù Huy Cận
Nội dung văn bản:
Để tránh sự hiểu lầm của dân chúng, bản Bộ cấm hẳn các tư nhân, thương gia không được dùng những con dấu tư có ngôi sao vàng và những chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Độc lập Tự do Hạnh phúc là những đặc điểm của con dấu công.
Bản bộ yêu cầu Quý Ủy ban thông đạt cho các cơ quan phụ thuộc tuân hành và loan báo cho nhân dân được biết.
2. Thông tư số 1519-P4A ngày 09/6/1955 định mẫu dấu dùng trong cơ quan chính quyền (4)
Đặc điểm văn bản:
- Loại văn bản: Thông tư.
- Cơ quan ban hành: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Ngày ban hành: 09/6/1955.
- Thể thức đề kí: Thừa lệnh Phó Thủ tướng Chính phủ
Chánh Văn phòng
- Người kí văn bản: Phan Mỹ
Nội dung văn bản:
Để việc dùng dấu được thống nhất trong mỗi cấp, Thủ tướng Chính phủ quy định mẫu con dấu dùng trong các cơ quan chính quyền như sau:
1/ Hình thể:
- Các cơ quan chính quyền hay chuyên môn cấp trung ương, khu, thành phố và tỉnh, châu (ở khu tự trị), đều dùng dấu hình tròn.
- Huyện dùng dấu hình vuông.
- Xã và khu dùng hình chữ nhật.
2/ Khuôn khổ:
a) Cấp trung ương: Thủ tướng và các Bộ, đường kính con dấu rộng 32 ly. Các cơ quan chuyên môn thuộc Thủ tướng Chính phủ và các Bộ đường kính con dấu rộng 34 ly.
b) Cấp khu và thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hồng Quảng (kể cả các UBHC và các cơ quan chuyên môn) đường kính con dấu rộng 36 ly.
c) Cấp tỉnh và châu (ở khu tự trị), đường kính con dấu rộng 38 ly.
d) Cấp huyện: Dấu hình vuông mỗi cạnh 33 ly.
đ) Cấp xã và khu phố dấu hình chữ nhật chiều ngang 42 ly, chiều cao 24 ly.
3/ Đường chỉ:
- Các cơ quan lãnh đạo như Thủ tướng, các Bộ và UBHC các cấp dùng con dấu có 2 đường chỉ ở vành ngoài. Chỉ ngoài to, chỉ trong nhỏ.
- Các cơ quan chuyên môn (Nha, Sở, Ty...) dùng con dấu có một đường chỉ to ở vành ngoài.
Trong lòng con dấu có một vòng. Dấu của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ và cơ quan chuyên môn thuộc Thủ tướng Phủ (đường kính 32 ly và 34 ly) thì vòng trong cách vành ở ngoài 4 ly. Dấu của khu và tỉnh (đường kính 36 và 38 ly) thì vòng trong cách vành ngoài 5 ly.
Các con dấu vuông và chữ nhật (huyện và xã) đều có một đường kẻ ngang ở quãng 1/3 phía trên con dấu
4/ Nội dung:
a) Cấp trung ương:
Thủ tướng và các Bộ: Vành ngoài đề một dòng: Việt Nam dân chủ cộng hòa. Có một sao nhỏ cách chữ Việt và chữ hòa.Trong lòng đề tên cơ quan.
Cơ quan chuyên môn thuộc trung ương: Vành ngoài đề Việt Nam dân chủ cộng hòa (phía trên). Có hai ngôi sao nhỏ ở đầu và cuối dòng. Tên Bộ trực tiếp lãnh đạo (phía dưới). Trong lòng đề tên cơ quan.
b) Cấp khu hay thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Hồng Quảng):
- Ủy ban hành chính: Vành ngoài đề: Việt Nam dân chủ cộng hòa (cách hai sao). Trong lòng đề: Ủy ban hành chính liên khu hoặc khu...
- Cơ quan chuyên môn: Vành ngoài đề: Việt Nam dân chủ cộng hòa (có hai sao). Trong lòng đề: tên cơ quan dùng dấu.
c) Cấp tỉnh:
- Ủy ban hành chính: Vành ngoài phía trên: Việt Nam dân chủ cộng hòa. Phía dưới: Khu hoặc liên khu. Trong lòng đề: Ủy ban hành chính tỉnh...
- Cơ quan chuyên môn: Vành ngoài phía trên Việt Nam dân chủ cộng hòa. Phía dưới: Khu tỉnh hoặc liên khu. Trong lòng: tên cơ quan dùng dấu.
- Cấp huyện: UBHC huyện: Phía trên: Việt Nam dân chủ cộng hòa. Phía dưới: Ủy ban hành chính huyện... tỉnh.... Giữa hai dòng chữ, ở quảng 1/3 con dấu về phía trên có đường kẻ có một ngôi sao nhỏ.
- Cấp xã: UBHC xã: Phía trên: Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Phía dưới: Ủy ban hanh chính xã..., huyện..., tỉnh. Giữa hai dòng chữ, ở quãng 1/3 con dấu về phía trên có đường kẻ, giữa đường kẻ có một sao.
5/ Mực dấu: Các Ủy ban xã, khu phố, nhất luật dùng mực màu xanh hoặc đen. Còn các cấp từ huyện trở lên đều dùng dấu màu đỏ.
3. Nghị định số: 56/CP ngày 17/3/1966 của Hội đồng Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng con dấu trong các cơ quan, xí nghiệp và tổ chức xã hội (5)
Đặc điểm văn bản:
- Loại văn bản: Nghị định (bản gốc).
- Số lượng trang: 03
- Cơ quan soạn thảo: Phủ Thủ tướng.
- Cơ quan ban hành: Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Ngày ban hành: 17/3/1966.
- Hiệu lực thi hành: 01/9/1966.
- Thể thức đề kí: T/M HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
K/T THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
- Người kí văn bản: Nguyễn Duy Trinh. Chữ kí bằng bút mực, màu xanh đen (có hình dấu của cơ quan Phủ Thủ tướng đóng trùm 1/3 chữ kí, tính từ trái qua phải).
- Hình dấu đóng trên văn bản có đặc điểm: hình tròn, vành ngoài ghi (viết hoa) VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA, có một ngôi sao nhỏ cách chữ VIỆT và chữ HÒA; trong lòng dấu ghi (viết hoa): PHỦ THỦ TƯỚNG. Mực dấu: màu đỏ.
- Văn bản được đánh máy bằng máy đánh chữ, có dấu câu. Trang đầu tiên văn bản sử dụng giấy in sẵn một số yếu tố thể thức văn bản như: cơ quan ban hành văn bản, số kí hiệu văn bản (số kí hiệu cụ thể được viết (điền) bằng tay) Quốc hiệu, tiêu ngữ, địa danh, ngày tháng năm ban hành (ngày cụ thể được viết (điền) bằng tay).
- Bút tích trong văn bản: Trang đầu tiên văn bản có một số bút tích (viết bằng bút mực màu đen) bổ sung và sửa chữa văn bản: Tại Điều 3 bổ sung cụm từ “Để tiện cho cho việc quản lý,”; bỏ các từ và cụm từ: “và”, “đây”, “của Chủ tịch nước, của các cơ quan”.

Nội dung văn bản:
Điều 1.- Con dấu sử dụng trong các cơ quan, xí nghiệp và tổ chức xã hội phải được quản lý thống nhất theo những quy định ở các điều dưới đây.
Điều 2.- Con dấu của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tòa án nhân dân các cấp, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, Hội đồng Chính phủ, Phủ Thủ tướng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, Ủy ban hành chính các cấp đều có hình quốc huy ở giữa.
Điều 3.- Để tiện cho việc quản lý, Bộ Công an quy định cụ thể hình thể, khuôn khổ và nội dung của con dấu nói ở điều 2 trên đây, và con dấu của các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức xã hội dưới đây đều thuộc diện được sử dụng con dấu.
- Các cơ quan chuyên môn từ cấp huyện trở lên được tổ chức thành đơn vị công tác riêng, được giao quyền nhân danh mình mà quản lý, chỉ đạo công tác, giao dịch để giải quyết công việc với các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức xã hội và nhân dân.
- Các tổ chức, đơn vị công tác trực thuộc 2 loại cơ quan nói trên, trong khi làm nhiệm vụ công tác được nhân danh mình giao dịch và liên hệ thường xuyên với cơ quan, xí nghiệp, tổ chức xã hội và nhân dân (trường học, bệnh viện, ban chống bão lụt, trạm, trại thí nghiệm...) hoặc làm nhiệm vụ kiểm soát mà được ủy quyền chứng nhận, lập biên bản, thu tiền, phát biên lai, v.v... (đồn, trạm công an, thuế vụ, hải quân...).
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh của Nhà nước.
- Các tổ chức xã hội được chính thức thành lập theo luật lệ của Nhà nước.
Điều 4.- Các chính đảng và các đoàn thể nhân dân ở trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định hình thể, khuôn khổ, nội dung con dấu của các cơ quan trong hệ thống tổ chức mình sau khi đã được sự thỏa thuận của Bộ Công an.
Điều 5.- Việc quản lý con dấu (bao gồm việc cho phép sử dụng, thẩm tra, thu hồi con dấu) quy định như sau:
- Thủ trưởng các Bộ, các cơ quan trung ương, Ủy ban hành chính khu tự trị quản lý con dấu của cơ quan mình, của các cơ quan, tổ chức và đơn vị công tác, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trực thuộc mình quản lý;
- Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý con dấu của cơ quan mình, của các Ủy ban hành chính huyện, thị xã, khu phố, thành phố thuộc tỉnh, xã thị, thị trấn, của các cơ quan chuyên môn xung quanh tỉnh, thành phố, huyện, thị xã, khu phố, thành phố thuộc tỉnh, của các đơn vị công tác, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mình quản lý;
- Ủy ban hành chính huyện huyện, thị xã, khu phố, thành phố thuộc tỉnh quản lý con dấu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh của Nhà nước trực thuộc mình quản lý, của hợp tác xã, của các tổ chức văn hóa, xã hội của nhân dân trong địa phương mình.
Điều 6.- Tất cả các con dấu của các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, các chính đảng, các đoàn thể nhân dân, các hợp tác xã và tổ chức văn hóa, xã hội của nhân dân đều phải đăng ký lưu chiểu tại cơ quan công an trước khi sử dụng, theo quy định cụ thể của Bộ Công an (6).
Điều 7.- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sản xuất và kinh doanh có trách nhiệm đảm bảo việc sử dụng con dấu của cơ quan đơn vị mình theo những quy định dưới đây.
- Mỗi cơ quan, đơn vị chỉ được dùng một con dấu. Cơ quan, đơn vị nào cần có thêm dấu để sử dụng trong những trường hợp đặc biệt thì phải được cấp có thẩm quyền cho phép như nói ở điều 5.
- Con dấu của cơ quan đơn vị phải được giao cho một cán bộ tin cậy, có tinh thần trách nhiệm để giữ và đóng dấu.
Điều 8.- Việc khắc các loại dấu do Bộ Công an quản lý và quy định cụ thể.
4. Quyết định số: 157/CP ngày 01/9/1976 của Hội đồng Chính phủ về việc quản lý, sử dụng con dấu trong các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức xã hội (7)
Đặc điểm văn bản:
- Loại văn bản: Nghị định (bản gốc).
- Số lượng trang: 01
- Cơ quan soạn thảo: Phủ Thủ tướng.
- Cơ quan ban hành: Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ngày ban hành: 01/9/1976.
- Thể thức đề kí: T/M HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
K/T THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
- Người kí văn bản: Nguyễn Duy Trinh. Chữ kí bằng bút mực, màu xanh đen. (8)
- Văn bản được đánh máy bằng máy đánh chữ, có dấu câu. Trang đầu tiên văn bản sử dụng giấy in sẵn một số yếu tố thể thức văn bản như: cơ quan ban hành văn bản, số kí hiệu văn bản (số ký hiệu cụ thể được viết (điền) bằng tay), Quốc hiệu (đề VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA có hình dấu mực đỏ đề CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM đóng đè lên trên), tiêu ngữ, địa danh, ngày tháng năm ban hành (ngày cụ thể được viết (điền) bằng tay).
Nội dung văn bản:
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 02/7/1976 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ nhất về tổ chức và hoạt động của Nhà nước trong khi chưa có Hiến pháp mới; Để đưa việc quản lý, sử dụng con dấu trong các cơ quan, xí nghiệp và tổ chức xã hội vào nề nếp, Hội đồng Chính phủ quyết định: Việc quản lý và sử dụng con dấu của các cơ quan, xí nghiệp được thi hành thống nhất trong cả nước theo Nghị định số 56-CP ngày 17 tháng 3 năm 1966 của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành quyết định này.(9)
Chú thích:
(1) Khoản 1, Điều 3. Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Về quản lý và sử dụng con dấu.
(2) Từ điển bách khoa toàn thư online.
(3) Việt Nam Quốc dân Công báo, ngày 12/10/1946, tr 453.
(4) Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, năm 1955, số 11, tr 156.
(5) Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. Phông Phủ Thủ tướng, Hồ sơ số 1174, tờ số 92-94.
(6) Do Thông tư số: 030 VP/P3 ngày 12/12/1966 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 56-CP ngày 17/3/1966 của Hội đồng Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng con dấu trong các cơ quan, xí nghiệp và tổ chức xã hội (đóng dấu TỐI MẬT) nên bài viết không giới thiệu văn bản này.
(7) Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Hồ sơ số 15729, tờ số 6.
(8) Văn bản chưa có dấu đóng lên chữ kí của Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh. Đây có thể là bản gốc văn bản được lưu ở tập lưu văn bản đi của văn thư cơ quan, dùng để sao hoặc nhân bản. Để đảm bảo thông tin, bài viết đã đối chiếu tài liệu lưu trữ với văn bản đăng trong Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (số 5 ngày 15/9/1976, trang 79-80) và thấy hoàn toàn đồng nhất.
(9) Do Thông tư số 01-TT/BNV ngay 12/01/1977 của Bộ Nội vụ (Bộ Công an) Hướng dẫn thi hành Quyết định số 157/HĐBT ngày 01/9/1976 của Hội đồng Bộ trưởng về việc quản lý, sử dụng con dấu trong các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức xã hội (đóng dấu TỐI MẬT) nên bài viết không giới thiệu văn bản này.
“Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước”. (1)
“Con dấu: vật làm bằng gỗ, kim loại, cao su...; mặt dưới hình tròn, hoặc hình vuông, hoặc hình chữ nhật... theo những kích cỡ nhất định; có khắc chữ hoặc hình, được dùng in trên giấy tờ để làm bằng, làm tin trong quan hệ giao dịch giữa các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị vũ trang và tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. Con dấu được quản lí chặt chẽ từ việc khắc đến việc sử dụng”. (2)
Trong công tác văn thư, con dấu là một công cụ quan trọng để các cơ quan ban hành văn bản, để quản lý cơ quan và để khẳng định vị trí và tư cách pháp nhân của cơ quan. Hình con dấu (khắc tên cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp, hoặc đăng kí theo quy định của Nhà nước) được đóng trên chữ kí của người có thẩm quyền trong văn bản là một trong những thành phần thể thức bắt buộc của văn bản, đảm bảo tính chân thực và giá trị pháp lí của văn bản.
Trong nghiên cứu lịch sử, con dấu (hiện vật), hình dấu đóng trên văn bản (tài liệu lưu trữ) là nguồn sử liệu đáng tin cậy phục vụ cho nghiên cứu của các nhà sử học, bởi con dấu bảo đảm tính xác thực của văn bản/tài liệu, khẳng định quyền chủ sở hữu của văn bản và xác định niên đại của văn bản sản sinh ra trong các thời kì lịch sử khác nhau, đồng thời phản ánh tư tưởng chính trị, nghệ thuật, kĩ thuật chế tác và một phần nào đó là bức tranh sinh động về tổ chức nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử.
Ở Việt Nam, con dấu xuất hiện rất sớm trong lịch sử hình thành và phát triển của Nhà nước và được xác định là một phương tiện đặc biệt phục vụ cho việc quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Để giúp bạn đọc có thêm thông tin về lịch sử con dấu của Nhà nước Việt Nam (trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến năm 1976), bài viết xin giới thiệu một số văn bản quy định về việc quản lí, sử dụng con dấu của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ tài liệu lưu trữ. Trong đó, có các văn bản: quy định đặc điểm của con dấu công, phân biệt với con dấu của tư nhân (của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm đầu tiên); quy định việc sử dụng dấu hình Quốc huy và những cơ quan của Nhà nước được sử dụng dấu hình Quốc huy (từ ngày 01/9/1966); quy định việc quản lí và sử dụng con dấu của các cơ quan, xí nghiệp được thi hành thống nhất trong cả nước...
1. Thông tư số 246/NV/PC của Bộ trưởng Bộ Nội vụ kính gửi các ông Chủ tịch Ủy ban Hành chính Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ, thành phố Hà Nội (3)
Đặc điểm văn bản:
- Loại văn bản: Thông tư.
- Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụ, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Ngày ban hành: 26/9/1946.
- Thể thức đề kí: Thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Đại lý Thứ trưởng
- Người kí văn bản: Cù Huy Cận
Nội dung văn bản:
Để tránh sự hiểu lầm của dân chúng, bản Bộ cấm hẳn các tư nhân, thương gia không được dùng những con dấu tư có ngôi sao vàng và những chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Độc lập Tự do Hạnh phúc là những đặc điểm của con dấu công.
Bản bộ yêu cầu Quý Ủy ban thông đạt cho các cơ quan phụ thuộc tuân hành và loan báo cho nhân dân được biết.
2. Thông tư số 1519-P4A ngày 09/6/1955 định mẫu dấu dùng trong cơ quan chính quyền (4)
Đặc điểm văn bản:
- Loại văn bản: Thông tư.
- Cơ quan ban hành: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Ngày ban hành: 09/6/1955.
- Thể thức đề kí: Thừa lệnh Phó Thủ tướng Chính phủ
Chánh Văn phòng
- Người kí văn bản: Phan Mỹ
Nội dung văn bản:
Để việc dùng dấu được thống nhất trong mỗi cấp, Thủ tướng Chính phủ quy định mẫu con dấu dùng trong các cơ quan chính quyền như sau:
1/ Hình thể:
- Các cơ quan chính quyền hay chuyên môn cấp trung ương, khu, thành phố và tỉnh, châu (ở khu tự trị), đều dùng dấu hình tròn.
- Huyện dùng dấu hình vuông.
- Xã và khu dùng hình chữ nhật.
2/ Khuôn khổ:
a) Cấp trung ương: Thủ tướng và các Bộ, đường kính con dấu rộng 32 ly. Các cơ quan chuyên môn thuộc Thủ tướng Chính phủ và các Bộ đường kính con dấu rộng 34 ly.
b) Cấp khu và thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hồng Quảng (kể cả các UBHC và các cơ quan chuyên môn) đường kính con dấu rộng 36 ly.
c) Cấp tỉnh và châu (ở khu tự trị), đường kính con dấu rộng 38 ly.
d) Cấp huyện: Dấu hình vuông mỗi cạnh 33 ly.
đ) Cấp xã và khu phố dấu hình chữ nhật chiều ngang 42 ly, chiều cao 24 ly.
3/ Đường chỉ:
- Các cơ quan lãnh đạo như Thủ tướng, các Bộ và UBHC các cấp dùng con dấu có 2 đường chỉ ở vành ngoài. Chỉ ngoài to, chỉ trong nhỏ.
- Các cơ quan chuyên môn (Nha, Sở, Ty...) dùng con dấu có một đường chỉ to ở vành ngoài.
Trong lòng con dấu có một vòng. Dấu của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ và cơ quan chuyên môn thuộc Thủ tướng Phủ (đường kính 32 ly và 34 ly) thì vòng trong cách vành ở ngoài 4 ly. Dấu của khu và tỉnh (đường kính 36 và 38 ly) thì vòng trong cách vành ngoài 5 ly.
Các con dấu vuông và chữ nhật (huyện và xã) đều có một đường kẻ ngang ở quãng 1/3 phía trên con dấu
4/ Nội dung:
a) Cấp trung ương:
Một số mẫu dấu theo Thông tư số 1519-P4A ngày 09/6/1955
Thủ tướng và các Bộ: Vành ngoài đề một dòng: Việt Nam dân chủ cộng hòa. Có một sao nhỏ cách chữ Việt và chữ hòa.Trong lòng đề tên cơ quan.
Cơ quan chuyên môn thuộc trung ương: Vành ngoài đề Việt Nam dân chủ cộng hòa (phía trên). Có hai ngôi sao nhỏ ở đầu và cuối dòng. Tên Bộ trực tiếp lãnh đạo (phía dưới). Trong lòng đề tên cơ quan.
b) Cấp khu hay thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Hồng Quảng):
- Ủy ban hành chính: Vành ngoài đề: Việt Nam dân chủ cộng hòa (cách hai sao). Trong lòng đề: Ủy ban hành chính liên khu hoặc khu...
- Cơ quan chuyên môn: Vành ngoài đề: Việt Nam dân chủ cộng hòa (có hai sao). Trong lòng đề: tên cơ quan dùng dấu.
c) Cấp tỉnh:
- Ủy ban hành chính: Vành ngoài phía trên: Việt Nam dân chủ cộng hòa. Phía dưới: Khu hoặc liên khu. Trong lòng đề: Ủy ban hành chính tỉnh...
- Cơ quan chuyên môn: Vành ngoài phía trên Việt Nam dân chủ cộng hòa. Phía dưới: Khu tỉnh hoặc liên khu. Trong lòng: tên cơ quan dùng dấu.
- Cấp huyện: UBHC huyện: Phía trên: Việt Nam dân chủ cộng hòa. Phía dưới: Ủy ban hành chính huyện... tỉnh.... Giữa hai dòng chữ, ở quảng 1/3 con dấu về phía trên có đường kẻ có một ngôi sao nhỏ.
- Cấp xã: UBHC xã: Phía trên: Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Phía dưới: Ủy ban hanh chính xã..., huyện..., tỉnh. Giữa hai dòng chữ, ở quãng 1/3 con dấu về phía trên có đường kẻ, giữa đường kẻ có một sao.
5/ Mực dấu: Các Ủy ban xã, khu phố, nhất luật dùng mực màu xanh hoặc đen. Còn các cấp từ huyện trở lên đều dùng dấu màu đỏ.
3. Nghị định số: 56/CP ngày 17/3/1966 của Hội đồng Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng con dấu trong các cơ quan, xí nghiệp và tổ chức xã hội (5)
Đặc điểm văn bản:
- Loại văn bản: Nghị định (bản gốc).
- Số lượng trang: 03
- Cơ quan soạn thảo: Phủ Thủ tướng.
- Cơ quan ban hành: Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Ngày ban hành: 17/3/1966.
- Hiệu lực thi hành: 01/9/1966.
- Thể thức đề kí: T/M HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
K/T THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
- Người kí văn bản: Nguyễn Duy Trinh. Chữ kí bằng bút mực, màu xanh đen (có hình dấu của cơ quan Phủ Thủ tướng đóng trùm 1/3 chữ kí, tính từ trái qua phải).
- Hình dấu đóng trên văn bản có đặc điểm: hình tròn, vành ngoài ghi (viết hoa) VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA, có một ngôi sao nhỏ cách chữ VIỆT và chữ HÒA; trong lòng dấu ghi (viết hoa): PHỦ THỦ TƯỚNG. Mực dấu: màu đỏ.
- Văn bản được đánh máy bằng máy đánh chữ, có dấu câu. Trang đầu tiên văn bản sử dụng giấy in sẵn một số yếu tố thể thức văn bản như: cơ quan ban hành văn bản, số kí hiệu văn bản (số kí hiệu cụ thể được viết (điền) bằng tay) Quốc hiệu, tiêu ngữ, địa danh, ngày tháng năm ban hành (ngày cụ thể được viết (điền) bằng tay).
- Bút tích trong văn bản: Trang đầu tiên văn bản có một số bút tích (viết bằng bút mực màu đen) bổ sung và sửa chữa văn bản: Tại Điều 3 bổ sung cụm từ “Để tiện cho cho việc quản lý,”; bỏ các từ và cụm từ: “và”, “đây”, “của Chủ tịch nước, của các cơ quan”.

Trang 1 Nghị định số: 56/CP ngày 17/3/1966
Nội dung văn bản:
Điều 1.- Con dấu sử dụng trong các cơ quan, xí nghiệp và tổ chức xã hội phải được quản lý thống nhất theo những quy định ở các điều dưới đây.
Điều 2.- Con dấu của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tòa án nhân dân các cấp, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, Hội đồng Chính phủ, Phủ Thủ tướng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, Ủy ban hành chính các cấp đều có hình quốc huy ở giữa.
Điều 3.- Để tiện cho việc quản lý, Bộ Công an quy định cụ thể hình thể, khuôn khổ và nội dung của con dấu nói ở điều 2 trên đây, và con dấu của các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức xã hội dưới đây đều thuộc diện được sử dụng con dấu.
- Các cơ quan chuyên môn từ cấp huyện trở lên được tổ chức thành đơn vị công tác riêng, được giao quyền nhân danh mình mà quản lý, chỉ đạo công tác, giao dịch để giải quyết công việc với các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức xã hội và nhân dân.
- Các tổ chức, đơn vị công tác trực thuộc 2 loại cơ quan nói trên, trong khi làm nhiệm vụ công tác được nhân danh mình giao dịch và liên hệ thường xuyên với cơ quan, xí nghiệp, tổ chức xã hội và nhân dân (trường học, bệnh viện, ban chống bão lụt, trạm, trại thí nghiệm...) hoặc làm nhiệm vụ kiểm soát mà được ủy quyền chứng nhận, lập biên bản, thu tiền, phát biên lai, v.v... (đồn, trạm công an, thuế vụ, hải quân...).
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh của Nhà nước.
- Các tổ chức xã hội được chính thức thành lập theo luật lệ của Nhà nước.
Điều 4.- Các chính đảng và các đoàn thể nhân dân ở trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định hình thể, khuôn khổ, nội dung con dấu của các cơ quan trong hệ thống tổ chức mình sau khi đã được sự thỏa thuận của Bộ Công an.
Điều 5.- Việc quản lý con dấu (bao gồm việc cho phép sử dụng, thẩm tra, thu hồi con dấu) quy định như sau:
- Thủ trưởng các Bộ, các cơ quan trung ương, Ủy ban hành chính khu tự trị quản lý con dấu của cơ quan mình, của các cơ quan, tổ chức và đơn vị công tác, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trực thuộc mình quản lý;
- Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý con dấu của cơ quan mình, của các Ủy ban hành chính huyện, thị xã, khu phố, thành phố thuộc tỉnh, xã thị, thị trấn, của các cơ quan chuyên môn xung quanh tỉnh, thành phố, huyện, thị xã, khu phố, thành phố thuộc tỉnh, của các đơn vị công tác, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mình quản lý;
- Ủy ban hành chính huyện huyện, thị xã, khu phố, thành phố thuộc tỉnh quản lý con dấu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh của Nhà nước trực thuộc mình quản lý, của hợp tác xã, của các tổ chức văn hóa, xã hội của nhân dân trong địa phương mình.
Điều 6.- Tất cả các con dấu của các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, các chính đảng, các đoàn thể nhân dân, các hợp tác xã và tổ chức văn hóa, xã hội của nhân dân đều phải đăng ký lưu chiểu tại cơ quan công an trước khi sử dụng, theo quy định cụ thể của Bộ Công an (6).
Điều 7.- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sản xuất và kinh doanh có trách nhiệm đảm bảo việc sử dụng con dấu của cơ quan đơn vị mình theo những quy định dưới đây.
- Mỗi cơ quan, đơn vị chỉ được dùng một con dấu. Cơ quan, đơn vị nào cần có thêm dấu để sử dụng trong những trường hợp đặc biệt thì phải được cấp có thẩm quyền cho phép như nói ở điều 5.
- Con dấu của cơ quan đơn vị phải được giao cho một cán bộ tin cậy, có tinh thần trách nhiệm để giữ và đóng dấu.
Điều 8.- Việc khắc các loại dấu do Bộ Công an quản lý và quy định cụ thể.
4. Quyết định số: 157/CP ngày 01/9/1976 của Hội đồng Chính phủ về việc quản lý, sử dụng con dấu trong các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức xã hội (7)
Đặc điểm văn bản:
- Loại văn bản: Nghị định (bản gốc).
- Số lượng trang: 01
- Cơ quan soạn thảo: Phủ Thủ tướng.
- Cơ quan ban hành: Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ngày ban hành: 01/9/1976.
- Thể thức đề kí: T/M HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
K/T THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
- Người kí văn bản: Nguyễn Duy Trinh. Chữ kí bằng bút mực, màu xanh đen. (8)
- Văn bản được đánh máy bằng máy đánh chữ, có dấu câu. Trang đầu tiên văn bản sử dụng giấy in sẵn một số yếu tố thể thức văn bản như: cơ quan ban hành văn bản, số kí hiệu văn bản (số ký hiệu cụ thể được viết (điền) bằng tay), Quốc hiệu (đề VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA có hình dấu mực đỏ đề CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM đóng đè lên trên), tiêu ngữ, địa danh, ngày tháng năm ban hành (ngày cụ thể được viết (điền) bằng tay).
Nội dung văn bản:
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 02/7/1976 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ nhất về tổ chức và hoạt động của Nhà nước trong khi chưa có Hiến pháp mới; Để đưa việc quản lý, sử dụng con dấu trong các cơ quan, xí nghiệp và tổ chức xã hội vào nề nếp, Hội đồng Chính phủ quyết định: Việc quản lý và sử dụng con dấu của các cơ quan, xí nghiệp được thi hành thống nhất trong cả nước theo Nghị định số 56-CP ngày 17 tháng 3 năm 1966 của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành quyết định này.(9)
Chú thích:
(1) Khoản 1, Điều 3. Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Về quản lý và sử dụng con dấu.
(2) Từ điển bách khoa toàn thư online.
(3) Việt Nam Quốc dân Công báo, ngày 12/10/1946, tr 453.
(4) Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, năm 1955, số 11, tr 156.
(5) Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. Phông Phủ Thủ tướng, Hồ sơ số 1174, tờ số 92-94.
(6) Do Thông tư số: 030 VP/P3 ngày 12/12/1966 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 56-CP ngày 17/3/1966 của Hội đồng Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng con dấu trong các cơ quan, xí nghiệp và tổ chức xã hội (đóng dấu TỐI MẬT) nên bài viết không giới thiệu văn bản này.
(7) Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Hồ sơ số 15729, tờ số 6.
(8) Văn bản chưa có dấu đóng lên chữ kí của Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh. Đây có thể là bản gốc văn bản được lưu ở tập lưu văn bản đi của văn thư cơ quan, dùng để sao hoặc nhân bản. Để đảm bảo thông tin, bài viết đã đối chiếu tài liệu lưu trữ với văn bản đăng trong Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (số 5 ngày 15/9/1976, trang 79-80) và thấy hoàn toàn đồng nhất.
(9) Do Thông tư số 01-TT/BNV ngay 12/01/1977 của Bộ Nội vụ (Bộ Công an) Hướng dẫn thi hành Quyết định số 157/HĐBT ngày 01/9/1976 của Hội đồng Bộ trưởng về việc quản lý, sử dụng con dấu trong các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức xã hội (đóng dấu TỐI MẬT) nên bài viết không giới thiệu văn bản này.